Gần đây, các vụ cháy liên tục xảy ra ở các nơi, đặc biệt vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Điều đáng nói ở đây là những người thiệt mạng phần lớn là do sự thiếu hiểu biết về PCCC.
A – Vậy khi có đám cháy xảy ra bạn cần làm gì?
- Bình tĩnh và chủ động quan sát: Nhận biết “cháy” thông qua mùi và khói
- Mùi cháy khét: cháy cao su, chất sừng, sợi bông,…
- Mùi dấm chua: Triaxetat, Xenlulose, polyvinyl axetat…
- Mùi khí sốc: SO2, SO3. Clo,…
- Mùi đắng: Benzyl Xenlulose
- Mùi thơm: Mật, đường
- Khói trắng: Các vật liệu ẩm…
- Khói đen: xăng, dầu, nhựa đường,…
- Khói xám: Rơm rạ, giấy vụn, cỏ khô…
- Ánh lửa và tiếng nổ: khi có cháy tiếng nổ hay ánh sáng sẽ phát ra xung quanh
- Quy trính chữa cháy tại cơ sở: Chỉ huy mọi người tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, phân công cụ thể cho ai làm gì, và phải đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng đội rồi mới tiếp tục tham gia chữa cháy.
Quy trình chữa cháy tại cơ sở:
Bước 1: Khi xảy ra cháy:
- Báo động
- Cắt điện khu vực xảy ra cháy
- Gọi Hotline cứu hoả 114, Đội cảnh sát PCCC&CNCH – Công an huyện Đông Anh ( Hà Nội) : 024 3883 2334
- Sử dụng phương tiện sẵn có tại chỗ để dập cháy như: xô, chậu, thùng nước, que gậy, chối, quần áo, chăn,…
Bước 2: Nắm tình hình đám cháy
- Xác định có người bị nạn không, nếu có thì tổ chức thoát nạn và cứu người bị nạn
- Áp dụng biện pháp chống cháy lan
- Cử người đón xe chữa cháy, bảo vệ, cứu tài sản
- Xác định chất cháy, diện tích đám cháy, khả năng phát triển của đám cháy.
Bước 3: Tổ chức chữa cháy
- Huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy
- Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình địa vật để chữa cháy.
Bước 4: Khi lực lượng PCCC tới:
- Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy
- Phối hợp lực lượng cảnh sát PCCC để dập tắt đám cháy
Bước 5: Bảo vệ hiện trường đám cháy
CHÚ Ý: LÀM GÌ KHI QUẦN ÁO BỊ BẮT LỬA
Quần áo bị bắt lửa sẽ gây hoảng sợ, bạn nên thực hiện như sau:
- Hãy dừng lại ngay lập tức
- Hãy nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc phía sau bạn
- Không được lấy tay dập lửa, 1 tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho đến khi lửa tắt.
B – Một số kỹ năng phương pháp thoát nạn cơ bản và tự cứu khi gặp hoả hoạn
- Ngay khi phát hiện ra đám cháy, phải nhanh chóng gọi điện thoại đến số 114 để báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp
- Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất, sử dụng phương tiện PCCC sẵn có để dập cháy: bình chữa cháy xách tay, …
- Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại
- Tìm các lỗi thoát sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh. Hãy sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy
- Trên đường đi báo cho người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra
- Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và trùm lên đầu, lên người
- Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phòng có nhiều khói, vì tầm nhìn và oxy ở dưới tổ hơn. Nếu không nhìn thấy lối thoát nạn thì nên lần – sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn sẽ tìm thấy cửa ra. Nên dùng khăn ướt bịt miệng mũi
- Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở
- Khi mở nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nên cúi sát người xuống sàn khi mở cửa
- Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở cửa
- Nếu bị khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa, hoặc dùng băng dính dán chặt
- Sau đó tìm lối thoát sang các phòng khác. Nếu không có lối ra, hãy di chuyển ra ban công, cửa sổ.
- Từ đây hãy gọi to, dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu cho người cứu biết
- Gọi điện thoại 114 và 115, 113 hay công an phường, người thân…để thông báo vị trí bạn đang bị kẹt
- Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện sẵn có như; kìm cắt cửa, dây, thang dây,…để thoát ra
- Đôi khi tấm rèm, ga xé dọc hay quần áo dài…buộc lại cũng trở thành 1 sợi dây cứu nạn. Nhớ mặc nhiều quần áo, quấn giẻ vào tay khi tụt xuống
- Tuyệt đối không nhảy, trừ khi có đệm lưới ở dưới. Đệm hơi cũng chỉ là giải pháp bất đắc dĩ.